Cột Thu Lôi Chống Sét Là Gì? Những Điều Cần Lưu Ý
Cột thu lôi hay cột chống sét là gì?
Cột thu lôi còn có tên gọi khác là cột chống sét. Thiết bị này thực chất là một vật bằng kim loại hoặc một thanh kim loại được gắn ở vị trí trên đỉnh cao nhất của tòa nhà, điện ngoại quan. Cột chống sét thường được kết nối với dây dẫn điện, thông qua một điện cực để giao tiếp với mặt đất. Nó có nhiệm vụ bảo vệ tòa nhà khi bị sét tấn công.
Cột thu lôi còn có tên gọi khác là cột chống sét, giúp bảo vệ công trình khỏi rủi ro từ sét tấn công
Tác dụng của cột thu lôi
Khi sét đánh xuống các công trình xây dựng, cột thu lôi được đặt ở vị trí cao nhất của tòa nhà nên sẽ bị sét đánh trúng đầu tiên. Sau đó, dòng điện từ sét sẽ thông qua dây dẫn truyền xuống mặt đất chứ không đi qua tòa nhà, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ gây giật điện hoặc cháy nổ. Như vậy có thể thấy, cột chống sét mang đến rất nhiều lợi ích cho con người.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thu lôi
Dựa vào tác dụng của cột thu lôi, chắc hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu được nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Khi sét đánh xuống sẽ mang theo cường độ dòng điện cực lớn. Cột chống sét có đầu nhọn giúp thu sét và dẫn truyền dòng điện xuống mặt đất. Ở đây chứa điện tích dương tạo sự trung hòa với dòng điện mang điện tích âm truyền xuống từ cột thu lôi, từ đó giúp tiêu hao nguồn năng lượng lớn sinh ra từ tia sét. Nhờ có cây thu lôi mà những vật thể và các thiết bị xung quanh khu vực sét đánh sẽ được bảo vệ an toàn.
Phân loại hệ thống cột chống sét
Hiện nay các hệ thống cột chống sét được phân chia thành nhiều loại như sau:
Chống sét đánh thẳng vào nhà dân
Hệ thống này có tác dụng chống sét đánh trực tiếp vào nhà dân, tránh những rủi ro và thiệt hại gây ra do tia sét đánh thẳng. Hệ thống chống sét đánh thẳng được chia thành các loại như:
- Hệ thống chống sét dành cho các công trình dân dụng
- Hệ thống chống sét cho tòa nhà, cao ốc
- Hệ thống chống sét cho nhà máy, nhà xưởng
- Hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho chứa hóa chất, xăng dầu…
Mô hình hệ thống chống sét dân dụng
Hệ thống chống sét đánh trực tiếp có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính. Đó là đầu thu lôi, dây dẫn sét và hệ thống tiếp đất.
- Đầu thu lôi: Có thể phát tia tiên đạo để thu hút sét, được đặt ở vị trí cao nhất của tòa nhà và nằm phía trên trụ đỡ. Đầu thu lôi thường cao hơn khoảng 5m so với tòa nhà cần bảo vệ.
- Dây dẫn sét: Được làm từ cáp đồng trần hoặc đồng lá, có nhiệm vụ đưa dòng sét từ đầu thu lôi truyền về hệ thống tiếp đất. Dây dẫn sét thường có tiết diện từ 50 – 75mm2.
- Hệ thống tiếp đất: Gồm dây tiếp đất, cọc tiếp đất và mối hàn hóa nhiệt hoặc ốc siết cáp. Hệ thống tiếp đất có tác dụng tản dòng điện sét được truyền xuống đất.
Chống sét lan truyền nhà dân
Hệ thống chống sét lan truyền nhà dân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trên thực tế, sét không chỉ nguy hiểm khi đánh thẳng mà còn có thể gây thiệt hại cho các công trình cách xa đến vài trăm mét do xung cảm ứng lan truyền lớn.
Chống sét lan truyền cho trạm biến áp 1.000V
Hệ thống chống sét van cho nhà dân: Hệ thống này sử dụng chống sét van lắp ở đầu đường dây vào trạm biến áp và có khả năng cắt xung điện sét lớn đánh xuống mặt đất. Song song nguồn điện người ta còn lắp đặt thiết bị cắt sét 1 hoặc 3 pha. Cấu hình hệ thống chống sét lan truyền cho trạm biến áp 1.000V gồm:
- Van cắt sét: Có tác dụng cắt xả xung điện sét lan truyền trên lưới hạ thế xuống đất
- Dây dẫn sét: Có vai trò đưa dòng sét từ điểm nút mạng truyền đến van cắt sét và hệ thống tiếp đất
- Hệ thống tiếp địa: Có nhiệm vụ tản dòng điện sét trong đất
- Lắp đặt các thiết bị cắt sét trong hệ thống chống sét cho nhà dân: Thiết bị cắt sét có khả năng cắt xung điện sét, lọc các loại sóng hài, lọc nhiễu tần số cao của sét. Thiết bị này được lắp nối tiếp với phụ tải. Cấu tạo của thiết bị cắt sét gồm có lọc sét, dây dẫn sét, các cọc tiếp đất, hệ thống tiếp đất, dây tiếp đất, mối hàn hóa nhiệt hoặc ốc siết cáp.
Hệ thống chống sét lan truyền
Chống sét lan truyền cho lưới điện hạ thế 3 pha 220/380V – 50/60Hz
Có 3 phương án chống sét như sau:
- Cách 1: Lắp đặt chống sét van sơ cấp song song với nguồn điện nhằm giảm thiểu xung điện sét lớn truyền xuống đất.
- Cách 2: Lắp đặt thiết bị cắt lọc sét cho phép cắt xung điện sét và lọc các loại sóng hài của sét.
- Cách 3: Chống sét lan truyền cho hệ thống đường dây thông tin. Tùy vào từng tốc độ đường truyền, tần số làm việc, mức điện áp tín hiệu mà lựa chọn thiết bị bảo vệ cho phù hợp.
Cách làm cột chống sét thu lôi cơ bản
Cột thu lôi chống sét có thể được lắp đặt ngay tại nhà theo các bước sau đây:
Chuẩn bị vật tư
Để lắp đặt hệ thống chống sét đầy đủ và hiện đại, bạn cần chuẩn bị các vật tư sau đây:
- Kim thu sét chủ động cho nhà ở dân dụng (bán kính <60m)
- Dây thoát sét
- Cột chống sét
- Tủ kiểm tra tiếp địa
- Cọc tiếp địa
- Mối hàn hóa nhiệt
- Vật tư hỗ trợ lắp đặt hoàn thiện
Chuẩn bị các vật tư làm hệ thống chống sét
Quy trình lắp đặt hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét được lắp đặt chính xác và đảm bảo an toàn theo quy trình sau đây:
Bước 1: Đi dây chống sét chưa bao gồm kim chống sét
Từ mái nhà, kéo dây chống sét xuống tới gần vị trí đặt tiếp địa. Ở trên mái nhà nơi lắp đặt kim thu sét, ở vị trí dây thoát sét tới hệ tiếp địa cần đặt cách mặt đất khoảng 1m. Đấu đầu dây vào tủ tiếp địa.
Từ mái nhà, kéo dây chống sét xuống tới gần vị trí đặt tiếp địa
Bước 2: Làm tiếp địa
Đánh giá địa hình của khu đất và đào rãnh tiếp địa cho phù hợp. Cần đào hình bàn cờ hoặc đào thẳng 1 hàng. Đảm bảo khoảng cách từ 2 – 3m giữa các cọc. Rãnh tiếp địa cần có độ sâu 50cm so với mặt hoàn thiện sử dụng và bề rộng 50cm để có thể đóng cọc, hàn đấu nối tiếp địa.
Đóng cọc tiếp địa (khoảng 5 – 6 cây): Sử dụng búa tạ (loại 5kg) để đóng dần dần từng chút một hoặc dùng máy đóng. Tuy nhiên nếu đất quá rắn, khô thì không nên sử dụng máy xúc ấn cọc vì sẽ làm cọc tiếp địa bị gãy hoặc cong. Trong khi đóng cọc, bạn hãy căn sao cho vừa hết phần dây tiếp địa. Có thể điều chỉnh vị trí cọc thấp hoặc cao hơn để đảm bảo vừa vặn với dây thoát sét còn lại.
Đấu nối tiếp địa: Sử dụng kẹp tiếp địa bằng đồng đặc chủng hoặc phương pháp hàn hóa nhiệt để kết nối dây tiếp địa với các đầu cọc tiếp địa. Như vậy sẽ đảm bảo được khả năng dẫn điện, tính liên kết và an toàn thoát sét. Đấu đầu dây còn lại của hệ tiếp địa vào tủ tiếp địa cách mặt đất khoảng 1m.
Đo đạc điện trở tiếp địa: Sau khi đã hoàn tất đất nối hệ thống tiếp địa với dây thoát sét tại tủ tiếp địa, tiếp theo bạn cần đo đạc điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa.
Thi công tiếp địa cho hệ thống chống sét
Bước 3: Lắp kim chống sét
Đây là bước cuối cùng của quy trình lắp đặt hệ thống chống sét nhưng vô cùng quan trọng:
- Tại vị trí đầu cột chống sét, bạn lắp khớp cách điện vào
- Xoáy kim thu sét vào khớp cách điện
- Đấu nối dây thoát sét với kim thu sét
- Dựng cột
- Sau khi dựng cột thu sét xong, cần đo đạc kiểm tra tiếp địa để đảm bảo an toàn
Lắp kim chống sét cho hệ thống chống sét
Những lưu ý khi làm hệ thống chống sét
Để đảm bảo hiệu quả cao nhất khi lắp đặt hệ thống chống sét, có một số lưu ý quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
- Lưu ý về vùng bảo vệ: Phải xác định vị trí công trình, đo đạc chiều cao, tính toán phạm vi bán kính hệ thống đảm bảo hoạt động tốt nhất của cột chống sét. Dựa trên vùng bảo vệ để lựa chọn chiều cao và vị trí lắp đặt kim tối ưu nhất.
- Kết cấu công trình: Yếu tố này quyết định phần lớn đến hiệu quả chống sét cho nhà dân. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để chọn lựa được hệ thống chống sét tốt nhất, phù hợp với đặc điểm, kết cấu, chất lượng công trình.
- Dây dẫn chống sét: Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hệ thống chống sét trong quá trình sử dụng. Tốt nhất là bạn nên dùng loại dây dẫn chống sét có tiết diện lớn (ít nhất là 50mm2), bên trong có nhiều dây đồng được bện kỹ càng để tăng khả năng dẫn điện.
Các Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật chống sét
Việc thi công lắp đặt hệ thống chống sét cần dựa trên tiêu chuẩn TCVN 9385:2012. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi thành Tiêu chuẩn Quốc gia từ TCXDVN 46:2007 theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 và khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật. TCVN 9385:2012 được biên soạn bởi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, sau đó được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Thi công lắp đặt hệ thống chống sét dựa trên tiêu chuẩn TCVN 9385:2012
Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về cột thu lôi chống sét. Có thể nói, cột thu lôi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng có nhiều công trình cao tầng mọc lên.
Dịch Vụ Thi Công Hệ Thống Chống Sét
- Công ty TNHH KT DV Tiến Hoàng Phát chuyên tư vấn thi công lắp đặt chống sét chuyên nghiệp,
- Đảm bảo chất lượng cùng mức giá tốt nhất!
- Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong thi công chống sét
- Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có tay nghề.
- Sản phẩm nhập khẩu, bảo hành chính hãng
- Thời gian thi công nhanh, nhiệt tình đúng tiến độ
- Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá và lên phương án dự trù lắp đặt.
Xem thêm