Cột Chống Sét Nào Phù Hợp Lắp Đặt Tại Thái Bình?

Cột thu lôi (cột chống sét) trong các hệ thống chống sét ngày nay đã trở thành thiết bị được sử dụng vô cùng phổ biến, giúp bảo vệ an toàn cho người và các công trình trước những rủi ro khi bị sét tấn công. 

Cột chống sét hay còn có gọi là cột thu lôi. Được cấu tạo từ kim loại và gắn ở vị trí cao nhất của công trình cần bảo vệ. Cột chống sét thường được kết nối với dây dẫn điện, thông qua một điện cực để giao tiếp với mặt đất, có nhiệm vụ bảo vệ tòa nhà khi bị sét tấn công.

—– Hotline: 0783.55.77.33 —–

Cam Kết Dịch Vụ Thi Công Hệ Thống Chống Sét

Đúng Giá + Sản Phẩm Chính Hãng + Phục Vụ Ân Cần 24/7 + Gọi Ngay Cho Chúng Tôi!

Cám Ơn Quý Khác Hàng Đã Tin Tưởng Sử Dụng Sản Phẩm Và Dịch Vụ Tại Công Ty Chúng Tôi

1. Tác dụng của cột chống sét

Khi sét đánh xuống các công trình xây dựng, cột thu lôi được đặt ở vị trí cao nhất của tòa nhà nên sẽ bị sét đánh trúng đầu tiên. Sau đó, dòng điện từ sét sẽ thông qua dây dẫn truyền xuống mặt đất chứ không đi qua tòa nhà, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ gây giật điện hoặc cháy nổ. Như vậy có thể thấy, cột chống sét mang đến rất nhiều lợi ích cho con người.

2. Phân loại hệ thống cột chống sét

2.1. Cách làm cột chống sét chống đánh thẳng

Cách làm cột chống sét đánh thẳng, trực tiếp vào nhà ở giúp bảo vệ nhà của bạn. Sét đánh trực diện là loại sét nguy hiểm nhất. Chính vì vậy, hệ thống này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro tổn hại cho loại này gây ra.

Hệ thống chống sét đánh trực tiếp sẽ bao gồm nhiều loại dành cho các công trình khác nhau. Bài viết này sẽ chỉ tập trung giới thiệu về loại cột chống sét dành cho nhà ở dân dụng. Hệ thống này có 3 bộ phận quan trọng:

  • Kim chống sét: Đúng với tên gọi, bộ phận này có chức năng thu hút tia sét. Đầu thu lôi sẽ được đặt ở vị trí cao nhất của mỗi tòa nhà. Độ cao yêu cầu tối thiểu là 5 mét so với tầng cao nhất của tòa nhà.

  • Dây dẫn sét: Đây là bộ phận “cầu nối” được làm bằng đồng lá. Bộ phận này có chức năng dẫn tia sét từ đầu thu lôi đến hệ thống tiếp đất. Dây dẫn sét phải thỏa mãn được tiêu chuẩn NFC 17-102 của Pháp. Tiêu chuẩn quốc tế này quy định tiết diện của dây phải từ 50 đến 75 milimet vuông.

  • Hệ thống tiếp đất: Hệ thống tiếp đất sẽ gồm có cọc và dây tiếp đất. Ốc siết cáp hay còn có thể dùng mối hàn hóa nhiệt. Bộ phận tiếp đất này có công dụng tản dòng điện do sét gây ra trong đất.

    Phụ kiện chống sét

2.2. Cách làm cột chống sét lan truyền

2.2.1 Cột chống sét gián tiếp cho các trạm biến áp

Đối với trường hợp này, ta có thể sử dụng hệ thống chống sét van. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là để dẫn xung điện sét lớn xuống đất. Hệ thống này thường được đặt đầu đường dây của mỗi trạm biến áp.

2.2.2 Cột chống sét gián tiếp cho lưới điện hạ thế (3 pha 220/380V)

Có 3 lưu ý cho cách làm cột chống sét này:

  • Sử dụng hệ thống chống sét van. Hệ thống này sẽ được lắp đặt song song với nguồn điện. Mục đích là để cắt xung điện lớn xuống đất.

  • Sử dụng hệ thống cắt lọc sét. Mục đích là vừa có thể cắt được xung điện sét. Ta cũng vừa có thể lọc được các loại sóng của sét.

  • Ta cần phải tùy theo từng loại yêu cầu của thiết bị. Chẳng hạn như điện áp, tần số, tốc độ của đường truyền. Từ đó mới có thể lựa chọn thiết bị bảo vệ khỏi sét lan truyền hiệu quả.

3. Những lưu ý khác khi làm cột chống sét

Để phát huy tối đa tác dụng cột chống sét, bạn cần lưu ý đến những điều sau đây để lựa chọn lắp đặt cột chống sét phù hợp:

  • Khảo sát mặt bằng cần chống sét: Bạn cần nắm được phạm vi, độ cao, vị trí của nơi cần lắp đặt. Điều này giúp bạn xác định được vị trí lắp đặt hệ thống chống sét phù hợp.

  • Nắm được kết cấu tòa nhà: Nếu không biết được kết cấu tòa nhà, bạn có thể nhờ đến những chuyên gia. Kết cấu tòa nhà cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chống sét.

  • Tuân thủ quy tắc TCXDVN 46:2007 về chống sét cho công trình xây dựng.

Tham khảo Báo giá lắp đặt cột thu lôi chống sét tại Thái Bình


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng